Nhu cầu xin việc tại Nhật ngày một tăng cao nhất là đối với các bạn DHS sau khi kết thúc quá trình học tiếng hoặc Senmon, để tìm kiếm được một công việc tốt thì trước tiên chúng cần phải có một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh sau đó là tìm được một công ty tốt và cuối cùng là cộng thêm một chút may mắn. Có rất nhiều bạn đang loay hoay không biết phải viết như thế nào vì thế hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn cách viết hồ sơ xin việc hoàn chỉnh từ A-Z của bản thân.
Việc chuẩn bị hồ sơ xin việc(CV) là một bước tương đối quan trọng, đôi khi các bạn tự tin khi phỏng vấn nhưng không để ý đến hồ sơ thì các bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều công việc tốt khi nhà tuyển dụng xét duyệt hồ sơ vì thế các bạn nên chuẩn bị CV càng cẩn thận càng tốt.
Các bước cần làm khi viết 履歴書 – hồ sơ xin việc
Bước 1: Chuẩn bị Form CV
Đầu tiên bạn cần phải có một form để viết CV chuẩn dành cho du học sinh, những người mới tốt nghiệp Senmon hoặc đại học. Hiện nay có rất nhiều Form nhưng mình sẽ giới thiệu cho các bạn Form CV mà được nhiều DHS, sinh viên Nhật thường dùng.
Các bạn có thể tải tại đây
Bước 2: Chuẩn bị ảnh dán vào CV
Ảnh dán vào CV thường là ảnh 3×4 phông trắng, mặc Vec, nhiều bạn để ảnh phông xanh không mặc Vec cũng được nhưng như thế sẽ không gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng khi xét duyệt hồ sơ. Các bạn có thể tự chụp ảnh rùi in ở Konbini cũng được vừa rẻ mà lại có thể chỉnh sửa theo ý muốn. Bạn nào chưa biết cách in có thể liên hệ mình sẽ hướng dẫn cụ thể hoặc có thể tự in theo hướng dẫn sau: http://isenpai.jp/in-anh-the-o-conbini-voi-gia-200-yen/
Bước 3: Tạo CV bằng máy tính
Các bạn không nên nộp CV viết tay cho nhà tuyển dụng, để thể hiện sự chuyên nghiệp chúng ta lên sử dụng máy tính để tạo CV. Có nhiều bạn viết CV bằng file Exel, nhưng theo kinh nghiệm của mình các bạn nên viết bằng file Word để dễ dàng cho việc chỉnh sửa.
Sau khi tải Form CV ở link bên trên các bạn tiến hành viết theo hướng dẫn bên dưới:
1. Phần thông tin cá nhân
Phần này cần phải ghi một cách cụ thể và chính xác nhất họ tên cũng như là địa chỉ liên hệ, số điện thoại, Email… Ngay cả cỡ chữ phông chữ cũng phải để ý thường thì các bạn nên để phông chữ(游明朝)là hợp lý nhất. Khi nộp hồ sơ cho nhà tuyển dụng hoặc bên môi giới bằng Email thì các bạn chèn ảnh trực tiếp vào CV, còn khi nào đi phỏng vấn thì mới cần in ảnh ra và dán vào CV và mang đi, nhớ là khi in CV thì xóa ảnh đi nhá.
2. Phần 学歴
Phần này chúng ta chỉ cần ghi từ cấp 3, nếu ghi từ đại học cũng được nhưng nhìn tổng quan nó hơi bị ngắn, nên các bạn điều chỉnh sao cho hợp lý với người nhìn, bạn nào học nhiều trường thì không cần ghi cấp 3 cũng được. Mọi người nhớ ghi cả quá trình học tiếng, Senmon bên Nhật nữa làm sao không để khoảng trống nào cho đến thời điểm đi phỏng vấn xin việc chỉ cần có khoảng trống chắc chắn các bạn sẽ bị hỏi khi đi phỏng vấn. Một điểm chú ý nữa là đầu cuối câu văn và các ngoặc kép phải thẳng hàng với nhau để tạo cảm giác hài hòa cho CV.
3. Phần 職歴
Phần này bạn nào có kinh nghiệm làm việc bên Việt Nam rồi thì cứ ghi hết vào, gồm tên công ty và bộ phận làm, nếu bạn nào chưa có kinh nghiệm thì các bạn nên ghi toàn bộ quá trình làm Arubaito bên Nhật. Khi đi phỏng vấn họ thường hỏi tuần làm bao nhiêu tiếng thì các bạn nhớ trả lời tuần làm dưới 28h nhá, nếu làm quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình xin Visa nên nhà tuyển dụng cũng không thích điều này. Thực tế thì chúng ta vẫn làm 30, 40h bình thường.
4. Phần 資格
Bạn nào có chứng chỉ gì thì liệt kê hết vào, bằng lái otô cũng được, ngày xưa học bên việt nam có mấy cái chứng chỉ tiếng anh, tin học A, B, C gì đó cũng Ok nhé. Quan trọng là chứng chỉ JLPT, bạn nào chưa có thì ghi là dự định tháng này năm này thi JLPT, để họ thấy được rõ lộ trình của mình. VD tháng 7 có N3 rồi thì ghi vào đó là tháng 12 dự định thi N2, như thế sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Bạn nào đã từng thi TOEIC bên nhà mà chưa làm chứng chỉ thì cũng cứ ghi vào, ngày xưa mình có thi TOEIC ở công ty nhưng chỉ thi để biết năng lực nên không làm chứng chỉ. Và khi làm hồ sơ thì mình vẫn viết vào CV. Thường thì họ sẽ không bắt chúng ta phải nộp chứng chỉ nên bạn nào tự tin thì có thể ghi vào. Vì đôi khi nó nhìn thấy có bằng TOEIC nó sẽ đánh giá mình cao hơn và hỏi 1 vài câu tiếng anh đơn giản để xác nhận, nhưng hầu như là không hỏi.
5. Phần 自己PR
Trước hết chúng ta cần phân biệt 自己紹介 và 自己PR là hoàn toàn khác nhau. Ở phần 自己紹介 là các bạn nêu lý lịch và trình độ học vấn của bản thân cũng như là sở thích rùi điểm mạnh. Còn 自己PR là các bạn phải viết làm sao để thông qua phần này nhà tuyển dụng có thể thấy được điểm mạnh cũng như tính cách của bạn, cách xử lý công việc, tình thần làm việc nhóm…
Phần này cũng tương đối quan trọng vì thế các bạn viết thật hay phần này các bạn càng được điểm trong mắt họ. Một vài gợi ý để viết phần này như sau. Chúng ta không nên viết tôi là người như thế này như thế kia, vì viết thế là họ cho rằng mình đang tự nhận là người như thế. Và người nhật thì họ không thích điều đó.
Cho nên chúng ta phải viết phần này giống như là 1 câu chuyện có mở thân kết. Ví dụ chúng ta có thể lấy một câu chuyện như là “ngày xưa làm ở cty cũ, được xếp giao cho công việc gì đó, tự bản thân mình nghĩ là không thể nhưng mình phải biết cách giải quyết nó và giải quyết như thế nào? Trước hết là lập kế hoạch cụ thể rồi phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, rồi chia sẻ thông tin họp hành thường xuyên, nhờ sự giúp đỡ của của cấp trên, hàng ngày thì đi làm sớm để chuẩn bị các công việc cần thiết rồi giải quyết các vấn đề trong quá trình thực thi, đặc biệt là luôn kết hợp với các phòng ban khác để thể hiện tinh thần TEAM WORK một cách cao nhất. Kết luận, sau 1 thời gian dài gặp rất nhiều khó khăn thì cuối cùng công việc cũng hoàn thành. Qua đó đề cao tinh thần làm việc nhóm, HORENSO…rồi các bài học học được”.
Như thế họ sẽ có cái nhìn tổng quát về con người chúng ta, cách làm việc rùi tác phong như thế nào. Muốn viết được hay thì trước hết các bạn phải viết được 1 câu chuyện bằng tiếng việt sau đó mới chuyển sang tiếng Nhật theo văn của bản thân, cách chuyển như thế nào thì phân dưới mình sẽ hướng dẫn. Nếu bạn nào chưa có kinh nghiệm đi làm thì có thể lấy một đề tài, hay đồ án tốt nghiệp cũng được, miễn sao là có câu chuyện để kể và thời gian khoảng vài tháng trở lên là hợp lý nhất bởi vì 1 nhiệm vụ mà hoàn thành trong 1, 2 tuần thì sẽ không nói lên điều gì được.
6. Phần 志望動機
Đây là phần tương đối quan trọng bên cạnh phần JikoPR ở bên trên, nó cho nhà tuyển dụng thấy được khát vọng muốn công hiến cho công ty của các bạn cho nên mình đã viết riêng một bài để mọi người có thể dễ dàng tham khảo.
Link bài viết: Click here
Bước 4: Hoàn thành 職務経歴書(しょくむけいれきしょ)
職務経歴書(dành cho các bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong quá khứ) đây không khác gì một bản chi tiết về các công việc mà bạn đã làm bao gồm thông tin của công ty, phòng ban và nội dung cụ thể công việc của bạn. Ở phần hướng dẫn bên trên (職歴) chúng ta mới chỉ ghi tên công ty và phòng ban vì thế để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về các công việc đã làm thì các bạn nên gửi kèm cả file này cho họ khi ứng tuyển.
Cách viết và tìm thông tin cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần vào trang chủ là chúng ta có thể lấy được đầy đủ thông tin của công ty từ số hiệu kinh doanh đến vốn đầu tư, quy mô công ty…
Nội dung công việc thì chắc chắn là các bạn phải tự viết rồi. Cố gắng trình bài theo gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng vừa dễ đọc và chúng ta cũng dễ nhớ được nội dung khi đi phỏng vấn.
Bạn nào đã có công việc trong quá khứ thì nhất định là họ sẽ hỏi khi phỏng vấn, mình sẽ chia sẻ cụ thể các câu hỏi cũng như cách trả lời trong một bài viết khác. Còn bây giời hãy tham khảo bản hoàn chỉnh của mình nhá.
1. 履歴書
2. 職務経歴書
Mình xin kết thúc phần hướng dẫn tại đây hy vọng sau bài này các bạn có thể tự mình thiết kế một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh cho bản thân. Trong quá trình làm CV nếu có thắc mắc gì thì đừng ngại liên hệ với mình nhá.
Hẹn gặp lại các bạn ở bài chia sẻ tiếp theo.