Hôm nay mình xin chia sẻ một số tư duy khi viết “志望動機”(しぼうどうき)hay còn gọi là lý do ứng tuyển trong CV xin vệc. Đây cũng chính là phần 6 trong bài viết mà mình đã giới thiệu với các bạn.
https://canhmien.com/huong-dan-viet-ho-so-xin-viec-tu-a-z/
Hãy chuẩn bị CV thật hoàn chỉnh trước khi gửi cho nhà tuyển dụng
Như các bạn đã biết CV xin việc nó giống như là một màn chào hàng với nhà tuyển dụng, vì thế chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ trước khi gửi cho nhà tuyển dụng. Nếu CV của bạn trình bày đẹp, không sai chính tả(mình chưa nói tới nội dung) thì cũng đã phần nào ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rùi. Nên việc đầu tiên là chúng ta cần làm là phải tìm một form CV chuẩn dành cho du học sinh, sinh viên mới ra trường sau đó mới nghĩ đến việc trình bày và sáng tác nội dung.
Trong CV thì phần nào cũng quan trọng cả, nhưng nhà tuyển dụng thường hay để ý vào 2 mục chính là 自己PR và 志望動機
Thông qua 2 phần này họ có thể đánh giá được phần nào về tính cách, kỹ năng của ứng viên, và quan trọng hơn cả là họ có thể biết được tại sao bạn lại muốn làm cho công ty của họ. Mình biết có rất nhiều bạn đang không biết nên viết gì vào mục 志望動機 này. Hy vọng sau khi đọc xong bài này, các bạn có thể tự nghiên cứu và hoàn thành thật tốt nhé.
Lý do ứng tuyển dễ hay khó – Let’s go
Trước tiên để viết dc phần lý do ứng tuyển(志望動機) chắc chắn là các bạn đã tìm công ty ưng ý rùi phải không nào? Tiếp theo là phải xem bộ phận nó đang tuyển làm về cái gì, cần những kỹ năng, kinh nghiệm gì, và mình có gì về những cái đó không?
Sau khi biết được cụ thể thông tin tuyển dụng hoặc chỉ cần biết tên 部署(ぶしょ)mà mình ứng tuyển, các bạn sẽ lên mạng tìm hiểu về công ty đó xem làm về cái gì, sau đó là bộ phận đó, xem cụ thể nó làm gì(tìm bằng tiếng nhật)
Thường thì trên trang chủ của các công ty sẽ có mục giới thiệu sơ qua về các bộ phận trong công ty nên ít nhiều cũng sẽ kiếm được vài câu hay của bộ phận mình đang ứng tuyển để bê vào CV. Bạn nào thích thì thiên biến vạn hóa từ ngữ cho hợp với giọng văn để có thể dễ nói hơn khi phỏng vấn.
Nếu không có dc thông tin gì từ trang chủ của công ty thì lên Google tìm kiếm “tên bộ phận ứng tuyển + とは”
Sẽ có rất nhiều trang web bằng tiếng nhật định nghĩa cho bạn về bộ phận đó, và công việc cụ thể của bộ phận đó là gì. Nhiều chữ hán quá thì dùng Google dịch nhá. Sau đó viết ý nghĩa ra tiếng việt rùi chuyển ngược lại bằng tiếng nhật của mình. (優しい日本語) để phục vụ phỏng vấn. Các bạn không nên dùng quá nhiều từ khó trong CV, cố gắng cân bằng với khả năng nói của mình.
Sau đó tìm hiểu xem bộ phận đó cần kỹ năng gì để có thể PR bản thân một cách tốt nhất ở phần JIKO PR bên trên. Hai phần này luôn luôn phải liên kết với nhau, bạn không thể PR bản thân với toàn những điểm mạnh mà công việc bạn ứng tuyển chẳng cần đến. Vi thế khi ứng tuyển vào các công ty khác nhau các bạn phải sửa lại CV cho phù hợp với công việc ứng tuyển.
Bố cục của đoạn lý do ứng tuyển như sau
- Ban đầu sẽ nói qua về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của bản thân, nhớ là phải liên quan ít nhiều đến nội dung công việc ứng tuyển.
- Tự tin khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân đã tích lũy được có thể đóng góp 1 phần nào đó vào sự phát triển chung của công ty.
- Sau đó nói đến môi trường làm việc của công ty, những điểm thu hút bản thân mình và muốn vào làm cho cty. Đây sẽ là câu trả trả lời cho câu hỏi tại sao bạn muốn làm việc cho công ty đó. Ví dụ như là có môi trường làm việc chuyên nghiêp cạnh tranh cao, hệ thống đào tạo bài bản để có thể hoàn thiện bản thân trong tương lai(cái này tìm hiểu trên trang chủ của công ty nhá). Không nên nói vấn đề lương bổng vì các công ty nhật thường là có sẵn chế độ lương bổng cho nhân viên mới.
- Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra 1 câu hỏi là có rất nhiều công ty giống như công ty của họ, vậy tại sao bạn lại chọn công ty của họ. Cái này hơi khó 1 chút, nhưng nêu tìm hiểu kỹ trang chủ thì sẽ tìm được đặc thù riêng của công ty đó. Với mình thì mình hay tìm hiểu mục các chi nhánh của công ty đó trên thế giới, qua đó nói lên quy mô của công ty, tìm hiểu xem công ty đó có chi nhánh bên việt nam không. Nếu có thì nói với họ sau khi về nước mình vẫn muốn công hiến tiếp cho công ty của họ, để thể hiện sự trung thành tuyệt đối sau khi vào làm. Nếu không có cũng không sao, mình có thể nói là: “hy vọng 1 ngày nào đó cty sẽ mở chi nhánh ở viêt nam để sau này khi về nước vẫn có thể cống hiến tiếp cho ty“
- Cuối cùng là câu kết, cũng giống như phần giới thiệu bản thân, hãy viết 1 câu kết thật xúc tích.
Làm thế nào để chuyển tải cho họ thấy được cái khát vọng của bản thân, thực sự muốn cống hiến cho công ty của họ.
Bây giờ mình sẽ lấy ví dụ cụ thể
Ngày trước mình có ứng tuyển vào bộ phận kỹ thuật sản xuất(生産技術) của 1 công ty làm về SENSOR, ban đầu cũng không hiểu bộ phận đó làm về công việc gì sau khi tìm kiếm trên trang chủ và GG thì thấy dc rằng công việc này liên quan đến việc quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, cải tiến dây chuyền sản xuất trong nhà máy…
Bạn nào biết qua về Internet Marketing thì nó giống như việc phân tích từ khóa.
Sau đó tìm hiểu đến các nhánh con, quản lý sản xuất là gì, quản lý chất luọng là gì, làm thế nào để cải tiến dây chuyền sản xuất…
Cuối cùng thì mình cũng có đc 1 cái nhìn khái quát về công việc đó và yêu cầu nó cần. Ví dụ, phải biết sử dụng Word, Excel để lập kế hoạch, quản lý kế hoạch sản xuất, phải biết sử dụng các công cụ QC để quản lý chất lượng, quan trọng là nêu cao tinh thần làm việc nhóm để nâng cao và cải tiến dây chuyền sản xuất, mấy cái liên quan đến HORENSO(報連相) công ty nào nó cũng thích nên bạn hãy nêu ra, rất may cho mình là có 1 chút kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng nên mình bám vào đó để chém gió. Nếu không có thì hãy nêu ra kỹ năng mà bạn có, cái mà liên quan đến nôi dung công việc. Thường thì khi chọn công việc ít nhiều các bạn cũng phải có 1 vài kỹ năng liên quan đến công việc, không thể chọn 1 công việc mà bạn hoàn toàn không biết gì về nó được, cái này chắc chỉ có quản lý tu nghiệp sinh thì không cần.
Sau đó mình sắp xếp lại toàn bộ bằng tiếng việt, xem đã logic chưa rùi bắt đầu chuyển sang tiếng nhật. Hãy luôn đặt địa vị của bạn là nhà tuyển dụng rùi cảm nhận xem nếu ưng viên nói như thế thì bạn có tuyển họ không?
Cuối cùng là nhờ người nhật check chính tả.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự sẵn sàng làm việc cho họ
Và đây là kết quả mình đã chuyển toàn bộ sang văn nói của mình rồi các bạn có thể tham khảo nhá.
前職は品質保証部門に所属していたので様々な品質に関する知識と経験を見につけ訓 練しました。また、生産工程の改善を指導して、工場の管理に携わっておりました。特に、現場の作業に問題が発生した場 合は他の部門とコミュニケーションをすることで、協力して、話し合いながらチームとして解決しました。このように、黄社の生産技術部門で私にできることがあるのではな いかと思いました。さらに、海外ではベトナムにも進出しており、将来的に帰国後も貴社にて勤め続けられ ると思い、応募させて頂きました。今までの学んで得た知識と積み上げてきた経験を活かして 貴社に貢献したいと考えております。
Chúc các bạn thành công!